Đầu tư căn hộ hạng sang quận 1 đảm bảo lợi tức cho thuê trong 2 năm
Chiều ngày 11.1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Phạm Văn Dũng (48 tuổi), Nguyễn Văn Vàng (30 tuổi), Trần Quốc Trung (33 tuổi) và khởi tố bị can, thực hiện lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Danh Thị Hiếu (60 tuổi), Trần Quốc Cường (28 tuổi, tất cả cùng ngụ tại TP.Phú Quốc) để điều tra, xử lý về hành vi gây rối trật tự công cộng.Theo điều tra, tối ngày 12.12.2024, Phạm Văn Dũng, Nguyễn Văn Vàng, Trần Quốc Trung, Trần Quốc Cường và Danh Thị Hiếu (mẹ ruột của Vàng) đang nhậu tại một nhà hàng ở khu phố 1, P.Dương Đông, TP.Phú Quốc.Trong lúc uống bia, Danh Thị Hiếu cầm ly bia sang bàn bên cạnh để mời bia anh H.V.C và nhóm bạn đang nhậu. Trong cuộc trò chuyện có chút bỡn cợt gây hiểu nhầm nên Dũng và Cường đã đánh vào mặt H.V.C. Tiếp đó, Dũng tiếp tục quay sang đánh và đạp anh L.T.P là người ngồi cùng bàn với anh H.V.C, khiến anh L.T.P ngã ra đường.Trong lúc hỗn loạn, Danh Thị Hiếu lại quay sang đánh vào mặt Trần Quốc Trung thì bị Trung dùng ly thủy tinh đánh trúng đầu gây thương tích. Thấy mẹ mình bị đánh, Vàng lao vào ôm bà Hiếu ra ngoài, nhưng bị Trần Quốc Cường hiểu lầm, chạy đến đánh vào mặt Vàng. Vàng đánh trả và dùng ly thủy tinh ném về phía Cường. Sau đó, Trung tiếp tục đuổi theo Vàng ra ngoài đường đánh nhau cho đến khi được người dân can ngăn.Theo cơ quan điều tra, hành vi của các bị can đã gây náo loạn khu vực, khiến người dân và du khách hoang mang, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng và hoạt động kinh doanh tại địa phương. Trong số các bị can bị khởi tố, bị can Phạm Văn Dũng có 5 tiền án về tội gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích và hủy hoại tài sản.Hiện vụ việc được Công an TP. Phú Quốc điều tra, xử lý theo quy định.Nữ sinh lớp 6 bị đánh hội đồng đến 'ho ra máu'
Công an tỉnh Thái Nguyên mới đây triệt phá đường dây chuyên lừa tiền bằng cách lợi dụng lòng tin tâm linh của người dân. 25 bị can đã bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời vụ án đang tiếp tục được mở rộng điều tra.Kết quả xác minh ban đầu cho thấy, nhóm đối tượng xây dựng kịch bản lời thoại chi tiết, tình huống phát sinh, phân công nhau gọi cho khách hàng. Khi gọi điện, nhóm này tự nhận là "cô đồng" tại các chùa, đền; dọa dẫm người dân về việc họ bị "vong theo" hoặc đang có vận hạn…Các đối tượng sau đó đưa ra thông tin về những vật phẩm phong thủy đã được "làm lễ", có khả năng hỗ trợ bình an, tài lộc; yêu cầu người dân trả "tiền công đức, ủng hộ nhà chùa" với số tiền từ 200.000 - 500.000 đồng mỗi vật phẩm.Bằng thủ đoạn trên, từ tháng 4 - 12.2024, nhóm đối tượng đã chiếm đoạt tài sản của 28.000 người trên cả nước, với tổng số tiền hơn 8 tỉ đồng.Hồi tháng 10.2024, Công an Q.5 (TP.HCM) cũng khởi tố, bắt tạm giam Phan Thị Thu Trang (35 tuổi) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trang bị cáo buộc sử dụng nhiều tài khoản Facebook có hàng chục ngàn lượt theo dõi, để tìm người có nhu cầu xem bói.Trang bịa đặt ra các câu chuyện mang tính tâm linh khiến bị hại lo sợ, từ đó yêu cầu chuyển tiền để cúng lễ giải hạn, cúng hóa giải bùa, "vong"… Nhận tiền, Trang không sử dụng vào việc cúng lễ mà dùng để trả nợ và tiêu xài cá nhân.Tính đến thời điểm bị bắt, Trang bị khoảng 40 người tố giác chiếm đoạt tổng số tiền hơn 28 tỉ đồng. Trong đó, có người bị lừa tới 2,6 tỉ đồng.Theo tiến sĩ tội phạm học, thượng tá Đào Trung Hiếu, lừa đảo tâm linh, nhất là vào dịp tết và đầu xuân năm mới, là vấn đề nhức nhối từ nhiều năm nay. Dù cơ quan chức năng đã tăng cường xử lý, tuyên truyền, cảnh báo…, nhưng vẫn có nhiều nạn nhân sập bẫy.Thủ đoạn "truyền thống" được đối tượng sử dụng là phán đoán những điều mơ hồ về "vận hạn", " vong theo"… để đánh vào nỗi sợ hãi của nạn nhân, sau đó yêu cầu làm lễ cúng sao giải hạn, gọi vong hoặc vay lộc đầu năm.Thời gian gần đây, xuất hiện thêm thủ đoạn lừa đảo mới, tinh vi hơn. Các đối tượng lợi dụng công nghệ AI, phát trực tiếp (livestream), mạo danh nhà sư, nhà ngoại cảm, nhà chùa để kêu gọi quyên góp hoặc bán bùa may mắn online. Nhiều hội nhóm trên Facebook, TikTok, Zalo còn dựng kịch bản "thần thánh nhập hồn", bán vật phẩm phong thủy với giá "cắt cổ".Thượng tá Đào Trung Hiếu cho rằng, có 3 lý do chính khiến lừa đảo tâm linh còn nhiều "đất sống".Một là đánh vào tâm lý lo sợ, mong cầu may mắn. Đầu năm, ai cũng muốn tránh vận xui, cầu bình an, tài lộc, đây chính là "mảnh đất màu mỡ" để những kẻ lừa đảo lợi dụng, dẫn dụ nạn nhân.Hai là lợi dụng mạng xã hội để tạo hiệu ứng đám đông. Đối tượng lừa đảo thường tận dụng những cuộc livestream hoặc hội nhóm đông thành viên để tạo ra sự "hợp pháp hóa". Nạn nhân khi tham gia thấy có nhiều người, thường sẽ nảy sinh tâm lý tin tưởng.Ba là sự thiếu hiểu biết về tín ngưỡng chân chính. Thực tế, nhiều người không phân biệt được đâu là nghi lễ truyền thống, đâu là chiêu trò mê tín. Đây chính là điểm mấu chốt dẫn đến việc tin theo những kẻ trục lợi, chỉ đến khi mất tiền mới tỉnh ngộ.Vẫn theo vị chuyên gia, lừa đảo tâm linh diễn ra ngày càng phức tạp, đồng thời việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý cũng gặp không ít khó khăn.Nhiều hành vi lừa đảo tâm linh không có bằng chứng rõ ràng, thường chỉ dựa vào lời khai của nạn nhân. Các đối tượng lừa đảo ẩn danh trên nền tảng trực tuyến, tạo tài khoản giả, khi bị phát hiện thì xóa hoặc đổi tên liên tục.Cạnh đó, nhiều người sau khi bị lừa cảm thấy xấu hổ, ngại trình báo, dẫn đến các đối tượng lừa đảo tiếp tục hoạt động mà không bị xử lý. Đáng lo ngại, vì liên quan đến tín ngưỡng, không ít người tin tưởng một cách mù quáng vào những lời mê tín, thậm chí không nhận ra mình bị lừa.Để ngăn chặn lừa đảo, ông Hiếu kiến nghị các nền tảng như Facebook, TikTok, YouTube cần có chính sách chặn các nội dung livestream mê tín, lừa đảo tâm linh. Cơ quan chức năng cần xử lý mạnh tay với những đối tượng mạo danh đền chùa, lợi dụng tâm linh để trục lợi, thậm chí có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.Cùng với đó là xây dựng các chương trình giáo dục về tín ngưỡng chân chính, giúp người dân hiểu rõ về sự khác biệt giữa tôn giáo thật sự và mê tín dị đoan. Người dân muốn đi lễ thì nên chọn chùa, đền có danh tiếng, không tin theo những kẻ tự xưng "thầy bói", "cô đồng"; tuyệt đối không tin vào các livestream gọi vong, bán bùa online…"Sống thiện lành, làm điều tốt, đối nhân xử thế đúng đắn sẽ mang lại may mắn, không cần "mua thần thánh", vị chuyên gia khuyến cáo.
Đến Hội trường Thống Nhất thưởng thức món ngon khắp vùng miền
The Independent ngày 11.2 đưa tin ông James Howells nói rằng bạn gái cũ của ông đã vô tình vứt bỏ chiếc ổ cứng vào năm 2013, được cho là có chứa số lượng tiền điện tử Bitcoin với tổng giá trị hiện nay đạt 598 triệu bảng Anh (gần 740 triệu USD). Theo trang BeInCrypto, ổ cứng của ông Howells chứa 8.000 Bitcoin.Ông Howells trong 10 năm qua đã đấu tranh pháp lý để có thể lấy lại được số Bitcoin trên từ bãi rác ở thành phố Newport, xứ Wales. Tuy nhiên, thẩm phán Tòa án cấp cao hồi tháng 1 đã bác bỏ vụ kiện của ông với hội đồng địa phương, trong đó ông Howells yêu cầu cho ông tiếp cận bãi rác nêu trên hoặc cho ông nhận khoản bồi thường 495 triệu bảng Anh.Hội đồng địa phương đã công bố kế hoạch đóng cửa bãi rác vào tài khóa 2025 - 2026 và biến nó thành trang trại năng lượng mặt trời để cấp năng lượng cho xe chở rác. Tuy nhiên, ông Howells cho biết đang cân nhắc mua lại bãi rác và hy vọng có thể tìm thấy ổ cứng bị mất.“Việc hội đồng có kế hoạch đóng bãi rác sớm như vậy thực sự là điều khá bất ngờ, khi họ lập luận tại Tòa án cấp cao rằng việc đóng cửa bãi rác để tôi tìm kiếm ổ cứng sẽ gây tác động bất lợi đến người dân Newport”, ông Howells nói. Ông nêu thêm đã thảo luận với một số đối tác đầu tư và kế hoạch mua lại bãi rác đang được cân nhắc.Bãi rác nêu trên ở Newport chứa hơn 1,4 triệu tấn chất thải, song ông Howells cho biết đã thu hẹp phạm vi nơi chứa ổ cứng Bitcoin tại khu vực khoảng 100.000 tấn. Những năm qua, ông đã có động thái pháp lý nhằm tiếp cận nơi này. Tuy nhiên, hội đồng địa phương đã yêu cầu thẩm phán bác đơn kiện, lập luận rằng khi các vật đã được đưa vào bãi rác thì nó trở thành tài sản của hội đồng.
Ngày 2.3, đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM cho biết, đơn vị chức năng đã phân cấp đăng ký, cấp biển số xe cho công an các phường, thị trấn.Theo đó, đối với công an 17 phường thuộc các quận, TP.Thủ Đức (nơi trước đây công an quận, TP.Thủ Đức đặt trụ sở thực hiện nhiệm vụ đăng ký xe mô tô): được phân cấp đăng ký, cấp biển số xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe có kết cấu tương tự xe mô tô của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, cư trú tại địa phương và các phường thuộc quận, TP.Thủ Đức chưa được phân cấp đăng ký xe.Đối với công an 63 xã, thị trấn đã được phân cấp đăng ký xe mô tô thuộc các huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè: được phân cấp bổ sung đăng ký, cấp biển số xe ô tô, xe máy chuyên dùng của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, cư trú tại địa phương (thuộc thẩm quyền đăng ký của công an cấp huyện được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư số 79/2024/TT- BCA ngày 15/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng). Chi tiết bên dưới:Như vậy, ngoài việc thực hiện đăng ký phương tiện lần đầu toàn trình trên Cổng dịch vụ công quốc gia, người dân khi có nhu cầu thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký, quản lý phương tiện có thể trực tiếp đến công an cấp xã để được giải quyết.
Du khách trốn lại tăng, Thái Lan lo Nhật Bản bỏ chính sách miễn thị thực
HLV Trần Mạnh Hùng của đội Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM nhắc nhở các học trò